Tathāgatoṣṇīṣa sitāta patra-aparājita pratyuṅgira dhāraṇī
Tathāgatoṣṇīṣa là chữ thường gặp qua những câu phạn ngữ có những dạng thí dụ như sau:
Om Namo Shurangama Tathāgatoṣṇīṣa-Sitātapatrā…
Oṃ sarva tathāgatoṣṇīṣa dhātu mudrāṇi…
Namo ārya-sarva-tathāgatoṣṇīṣa-sitāta-patrā-nāma-parājitā pratyaṅgirā ...
Namas tathāgatoṣṇīṣa vijayānantacāriṇi…
Sarva tathāgatoṣṇīṣa dhāraṇī svāhā…
Tathāgatoṣṇīṣa là chữ ghép lại của chữ Tathāgata và chữ uṣṇīṣaṃ.
Tathāgata, viết theo mẩu devanāgarī : तथागत. Tathāgata, là chữ ghép từ hai chữ tathā + gata hay tathā + āgata. Thân từ thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính và trung tính. Tathāgata thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của tathāgata ở dạng nam tính và trung tính. Tathāgatam là thán từ.
Tathāgatā (nữ tính) có những nghĩa như: từ bản tính này, được đến bằng tánh này.
Tathāgata तथागत, có nghĩa theo sự phân tích sau : तथा tathā + गत gata = đã đi như vậy, và तथा tathā + आगत āgata = đã đến như vậy.
तथा, tathā là chữ ghép từ hai chữ : tad và thā.
Tathā là thán từ và cũng là từ tương liên của chữ yathā. Tathā có nhiều nghĩa được biết như sau: Như thế, như vậy, theo cách này, cũng thế, mặc dù, dù, cùng loại, cùng thứ, sự tán đồng, sự đồng ý, hoặc là, nghĩa là, tức là, được.
गत, gata là quá khứ phân từ của động từ căn √ गम् gam. गत, gata thuộc tĩnh từ và có ba dạng : nam tính, nữ tính, trung tính. Gatā là thân từ ở dạng nữ tính của gata và nó có những nghĩa được biết như sau: Đã đi, đã rời, đã qua, đã mất, phát xuất từ, thoát ra. Ở dạng danh từ: Khởi hành, đến nơi, đi, di động, quá khứ, dĩ vãng.
Tathāgata Việt gọi là Như Lai. Thuật ngữ này là danh hiệu chỉ một Thánh nhân đã đến bậc giác ngộ hoàn toàn và nó cũng là một trong mười danh hiệu của Phật. Đức Phật Thích ca dùng chữ Như Lai làm phong cách biểu lộ sự khiêm tốn của mình trong lúc thuyết Pháp để tránh việc sử dụng chữ "Ta" hay "Tôi".
Uṣṇīṣa là chữ ghép từ [uṣṇa-īṣ], viết theo mẩu devanagari: उष्णीष. Uṣṇīṣa thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của uṣṇīṣa- ở dạng trung tính, uṣṇīṣam và uṣṇīṣāt là thán từ.
Uṣṇīṣa có nghĩa: khăn đội đầu cho ấm, vành. Trong Phật học gọi là đỉnh đầu trí tuệ.
Sitātapatrā là chữ ghép từ chữ sitā và ātapatra. Sita viết theo mẩu devanagari: सित. Sita là tĩnh từ và thân từ của nó có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính. Sita thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của sita- ở dạng nam tính và trung tính, sitam là thán từ.
Sita theo dạng quá khứ phân từ của động từ gốc √ सा sā_1 có nghĩa là: ràng buộc, trói buộc, bị giam giữ. Sita nghĩa thứ hai của nó: trắng, rõ ràng, rực rỡ, chiếu sáng…
Sitā là tĩnh từ giống cái. Phản nghĩa của सित. Sita là असित asita. ātapatra viết theo mẩu devanagari: आतपत्र , nó có gốc liên quan từ chữ [tra], ātapatra ở dạng trung tính có nghĩa: ô, dù, lọng, mái che nắng ở cửa sổ, ātapatra thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của ātapatra- ở dạng nam tính và trung tính, ātapatram và ātapatrāt là thán từ.
Tra có gốc [trai] viết theo mẩu devanagari: त्र. Tra là tĩnh từ và thân từ của nó có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính và nghĩa của nó là bảo vệ. Động từ căn √ त्रै trai có những nghĩa như sau: phòng thủ, che chở, bảo vệ, cứu giúp, giữ lại…
Sitātapatrā Việt dịch là cái lọng trắng, cây dù trắng, cái ô trắng.
Sitātapatrā là vật dùng của tầng lớp vua chúa và quý tộc Ấn Độ trong thời kỳ cổ đại. Nó được dùng làm biểu trưng cho sự biểu oai thế lực hay hàng phục ma chướng.
Trong Phật học Sitātapatrā được gọi là Bảo cái, nó được dùng tượng trưng cho Phật đảnh hay Phật đỉnh, Hán Việt gọi là Bạch tán.
Sitātapatrā trong Phật học còn có nghĩa là tên của một vị thần nữ hộ trì phật pháp có cái lọng trắng. Hán Việt gọi là Thiên Nữ Bạch Tản Cái hay Bạch Tản Cái Phật Mẫu. Vị thần nữ hộ trì phật pháp này trong Phật giáo đại thừa xem như đức Quan thế âm bồ tát, bởi vì tinh tuý của bà chính là trí tuệ và từ bi vô lượng.
Trong Phật giáo Tây Tạng những ai thờ phượng tin tưởng nơi vị hộ phật này sẽ trừ diệt các tai ương ách nạn, bởi vì bà có năng lực làm cho những ma thuật và các thế lực xấu ác tiêu tan hay đem trí tuệ công phá vô minh. Đây là những câu chú phạn ngữ thuộc về Thiên Nữ Bạch Tản Cái:
Ārya-Sarva tathāgatoṣṇīṣa sitātapatrā-nāma-aparājita pratyaṅgirāmahā-vidyārājñī
Ārya-Tathāgatoṣṇīṣa sitātapatrā parājita-mahā pratyaṅgirā parama siddha-nāma-dhāraṇī
Ārya-Tathāgatoṣṇīṣa sitātapatre aparājita-nāma-dhāraṇī
Ārya-Tathāgatoṣṇīṣa sitātapatrā-nāma-aparājita-dhāraṇī
Aparājita có gốc từ [a-parājita] viết theo mẩu devanagari: अपराजित . Aparājita là tĩnh từ và thân từ của nó có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính. Aparājita thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của aparājita- ở dạng nam tính và trung tính, aparājitam là thán từ.
Aparājita có nghĩa: không thắng nổi, không chinh phục được. Parājita là phản nghĩa của Aparājita.
Parājita là quá khứ phân từ của parāji. Parājita cũng là tĩnh từ và thân từ của nó có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính. Parājita thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của parājita- ở dạng nam tính và trung tính, parājitam là thán từ.
Sitātapatrā aparājita cũng có nghĩa là Thiên Nữ Bạch Tản Cái Siêu Việt hay Thiên Nữ Bạch Tản Cái không thắng nổi.
Pratyaṅgirā có gốc từ [prati-aṅgiras], Pratyaṅgirā là chủ cách số ít giống cái. Pratyaṅgirā có nghĩa: thuốc giải độc hay phương thuốc cho cảnh ngộ nào đó.
Dhāranī viết theo mẩu devanagari: धारनी. Dhāranī thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của dhāraṇī- ở dạng nữ tính và dhāraṇi cũng là thán từ. Trong Phật học Dhāranī thường được xem là bài thần chú dài.
Dhāranī có gốc liên hệ với : धारण, dhāraṇa [dhāra-na], धार, dhāra [dhār], धार् , dhār,√ धृ, dhṛ [1]. Động từ căn √ धृ dhṛ có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: nắm lấy, giữ lấy một cách chắc chắn, bảo vệ, cầm lại, mang, chịu đựng, giữ cho ai khỏi gặp nguy hiểm, dừng lại, loại bỏ, tự giữ lấy, giữ gìn, bảo dưỡng…
Câu Tathāgatoṣṇīṣa sitāta patra-aparājita pratyuṅgira dhāraṇī có lẽ viết theo phiên âm của chữ tất đàm (chữ phạn cổ) và câu Tathāgatoṣṇīṣa sitātapatra aparājita pratyaṅgira dhāraṇī viết theo phiên âm của phạn ngữ tân thời.
Tathāgatoṣṇīṣa sitātapatra aparājita pratyaṅgira dhāraṇī ý Việt tạm dịch là Đỉnh trí Như Lai Bảo Cái Siêu Việt Khai Trí Phổ Quát Chân Ngôn.
Tathāgatoṣṇīṣa sitāta patra aparājita pratyuṅgira dhāraṇī trong tiếng Việt thường thấy người ta dịch là Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Đà La Ni hay Nhất Thiết Như Lai Đỉnh Kế Bạch Tản Cái Vô Năng Thắng Thậm Năng Điều Phục Như Lai.
Oṃ sarva tathāgatoṣṇīṣa dhātu mudrāṇi…
Namo ārya-sarva-tathāgatoṣṇīṣa-sitāta-patrā-nāma-parājitā pratyaṅgirā ...
Namas tathāgatoṣṇīṣa vijayānantacāriṇi…
Sarva tathāgatoṣṇīṣa dhāraṇī svāhā…
Tathāgatoṣṇīṣa là chữ ghép lại của chữ Tathāgata và chữ uṣṇīṣaṃ.
Tathāgata, viết theo mẩu devanāgarī : तथागत. Tathāgata, là chữ ghép từ hai chữ tathā + gata hay tathā + āgata. Thân từ thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính và trung tính. Tathāgata thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của tathāgata ở dạng nam tính và trung tính. Tathāgatam là thán từ.
Tathāgatā (nữ tính) có những nghĩa như: từ bản tính này, được đến bằng tánh này.
Tathāgata तथागत, có nghĩa theo sự phân tích sau : तथा tathā + गत gata = đã đi như vậy, và तथा tathā + आगत āgata = đã đến như vậy.
तथा, tathā là chữ ghép từ hai chữ : tad và thā.
Tathā là thán từ và cũng là từ tương liên của chữ yathā. Tathā có nhiều nghĩa được biết như sau: Như thế, như vậy, theo cách này, cũng thế, mặc dù, dù, cùng loại, cùng thứ, sự tán đồng, sự đồng ý, hoặc là, nghĩa là, tức là, được.
गत, gata là quá khứ phân từ của động từ căn √ गम् gam. गत, gata thuộc tĩnh từ và có ba dạng : nam tính, nữ tính, trung tính. Gatā là thân từ ở dạng nữ tính của gata và nó có những nghĩa được biết như sau: Đã đi, đã rời, đã qua, đã mất, phát xuất từ, thoát ra. Ở dạng danh từ: Khởi hành, đến nơi, đi, di động, quá khứ, dĩ vãng.
Tathāgata Việt gọi là Như Lai. Thuật ngữ này là danh hiệu chỉ một Thánh nhân đã đến bậc giác ngộ hoàn toàn và nó cũng là một trong mười danh hiệu của Phật. Đức Phật Thích ca dùng chữ Như Lai làm phong cách biểu lộ sự khiêm tốn của mình trong lúc thuyết Pháp để tránh việc sử dụng chữ "Ta" hay "Tôi".
Uṣṇīṣa là chữ ghép từ [uṣṇa-īṣ], viết theo mẩu devanagari: उष्णीष. Uṣṇīṣa thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của uṣṇīṣa- ở dạng trung tính, uṣṇīṣam và uṣṇīṣāt là thán từ.
Uṣṇīṣa có nghĩa: khăn đội đầu cho ấm, vành. Trong Phật học gọi là đỉnh đầu trí tuệ.
Sitātapatrā là chữ ghép từ chữ sitā và ātapatra. Sita viết theo mẩu devanagari: सित. Sita là tĩnh từ và thân từ của nó có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính. Sita thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của sita- ở dạng nam tính và trung tính, sitam là thán từ.
Sita theo dạng quá khứ phân từ của động từ gốc √ सा sā_1 có nghĩa là: ràng buộc, trói buộc, bị giam giữ. Sita nghĩa thứ hai của nó: trắng, rõ ràng, rực rỡ, chiếu sáng…
Sitā là tĩnh từ giống cái. Phản nghĩa của सित. Sita là असित asita. ātapatra viết theo mẩu devanagari: आतपत्र , nó có gốc liên quan từ chữ [tra], ātapatra ở dạng trung tính có nghĩa: ô, dù, lọng, mái che nắng ở cửa sổ, ātapatra thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của ātapatra- ở dạng nam tính và trung tính, ātapatram và ātapatrāt là thán từ.
Tra có gốc [trai] viết theo mẩu devanagari: त्र. Tra là tĩnh từ và thân từ của nó có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính và nghĩa của nó là bảo vệ. Động từ căn √ त्रै trai có những nghĩa như sau: phòng thủ, che chở, bảo vệ, cứu giúp, giữ lại…
Sitātapatrā Việt dịch là cái lọng trắng, cây dù trắng, cái ô trắng.
Sitātapatrā là vật dùng của tầng lớp vua chúa và quý tộc Ấn Độ trong thời kỳ cổ đại. Nó được dùng làm biểu trưng cho sự biểu oai thế lực hay hàng phục ma chướng.
Trong Phật học Sitātapatrā được gọi là Bảo cái, nó được dùng tượng trưng cho Phật đảnh hay Phật đỉnh, Hán Việt gọi là Bạch tán.
Sitātapatrā trong Phật học còn có nghĩa là tên của một vị thần nữ hộ trì phật pháp có cái lọng trắng. Hán Việt gọi là Thiên Nữ Bạch Tản Cái hay Bạch Tản Cái Phật Mẫu. Vị thần nữ hộ trì phật pháp này trong Phật giáo đại thừa xem như đức Quan thế âm bồ tát, bởi vì tinh tuý của bà chính là trí tuệ và từ bi vô lượng.
Trong Phật giáo Tây Tạng những ai thờ phượng tin tưởng nơi vị hộ phật này sẽ trừ diệt các tai ương ách nạn, bởi vì bà có năng lực làm cho những ma thuật và các thế lực xấu ác tiêu tan hay đem trí tuệ công phá vô minh. Đây là những câu chú phạn ngữ thuộc về Thiên Nữ Bạch Tản Cái:
Ārya-Sarva tathāgatoṣṇīṣa sitātapatrā-nāma-aparājita pratyaṅgirāmahā-vidyārājñī
Ārya-Tathāgatoṣṇīṣa sitātapatrā parājita-mahā pratyaṅgirā parama siddha-nāma-dhāraṇī
Ārya-Tathāgatoṣṇīṣa sitātapatre aparājita-nāma-dhāraṇī
Ārya-Tathāgatoṣṇīṣa sitātapatrā-nāma-aparājita-dhāraṇī
Aparājita có gốc từ [a-parājita] viết theo mẩu devanagari: अपराजित . Aparājita là tĩnh từ và thân từ của nó có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính. Aparājita thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của aparājita- ở dạng nam tính và trung tính, aparājitam là thán từ.
Aparājita có nghĩa: không thắng nổi, không chinh phục được. Parājita là phản nghĩa của Aparājita.
Parājita là quá khứ phân từ của parāji. Parājita cũng là tĩnh từ và thân từ của nó có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính. Parājita thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của parājita- ở dạng nam tính và trung tính, parājitam là thán từ.
Sitātapatrā aparājita cũng có nghĩa là Thiên Nữ Bạch Tản Cái Siêu Việt hay Thiên Nữ Bạch Tản Cái không thắng nổi.
Pratyaṅgirā có gốc từ [prati-aṅgiras], Pratyaṅgirā là chủ cách số ít giống cái. Pratyaṅgirā có nghĩa: thuốc giải độc hay phương thuốc cho cảnh ngộ nào đó.
Dhāranī viết theo mẩu devanagari: धारनी. Dhāranī thuộc về hô cách số ít theo bảng biến hóa thân từ của dhāraṇī- ở dạng nữ tính và dhāraṇi cũng là thán từ. Trong Phật học Dhāranī thường được xem là bài thần chú dài.
Dhāranī có gốc liên hệ với : धारण, dhāraṇa [dhāra-na], धार, dhāra [dhār], धार् , dhār,√ धृ, dhṛ [1]. Động từ căn √ धृ dhṛ có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: nắm lấy, giữ lấy một cách chắc chắn, bảo vệ, cầm lại, mang, chịu đựng, giữ cho ai khỏi gặp nguy hiểm, dừng lại, loại bỏ, tự giữ lấy, giữ gìn, bảo dưỡng…
Câu Tathāgatoṣṇīṣa sitāta patra-aparājita pratyuṅgira dhāraṇī có lẽ viết theo phiên âm của chữ tất đàm (chữ phạn cổ) và câu Tathāgatoṣṇīṣa sitātapatra aparājita pratyaṅgira dhāraṇī viết theo phiên âm của phạn ngữ tân thời.
Tathāgatoṣṇīṣa sitātapatra aparājita pratyaṅgira dhāraṇī ý Việt tạm dịch là Đỉnh trí Như Lai Bảo Cái Siêu Việt Khai Trí Phổ Quát Chân Ngôn.
Tathāgatoṣṇīṣa sitāta patra aparājita pratyuṅgira dhāraṇī trong tiếng Việt thường thấy người ta dịch là Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Đà La Ni hay Nhất Thiết Như Lai Đỉnh Kế Bạch Tản Cái Vô Năng Thắng Thậm Năng Điều Phục Như Lai.
Kính bút
TS Huệ Dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét